Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Terhan Trước Nguy Cơ Cấm Vận
-------------------------------------------Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

Nói cho cùng, cho dù bom đạn và máu của lính Hồi Giáo quá khích chưa chảy ra trên vùng đất Iran, nhưng đất nước nầy hiện đang đối diện với một cuộc chiến khủng hoảng kinh tế không kém bom đạn. Đạo diễn cho chiến tranh không biên giới nầy có lẽ không ai khác hơn là Hoa Kỳ, Do thái cùng những quốc gia trong khối châu Âu. Mặc dầu, trên thực tế chưa một ai có lời tuyên chiến chính thức, và cũng chẳng ai chủ trương sử dụng vũ lực trong lúc nầy, nhưng điều ấy không có nghĩa là không xảy ra ở tương lai. Rõ ràng đây chính là cuộc chiến kinh tế phá kỹ lục, cột trói Iran vào trong hồ lô gây nên sự rối loạn trong quần chúng và giá trị đồng rial của Iran đã tụt giá do sức ép cấm vận từ Âu châu đưa ra. Cuộc chiến tiền tệ nầy nếu không dừng lại ở mức độ nào đó, thì Iran sẽ trở nên một Ai cập, Syria hoặc Lybia trong ngày không xa lắm.


 


Ngoài việc cấm nhập khẩu dầu hỏa, tất cả các dự án đã ký hợp đồng hoặc sẽ tiến hành với Iran đều bị đóng băng, cùng lúc ấy khối EU phong tỏa tất cả tài sản Ngân hàng của Iran trên các quốc gia Âu châu. Chưa hết, toàn thể thành viên EU đều lập tức chấm dứt mọi dịch vụ, trong đó kể cả bán dụng cụ dầu hỏa hoặc mua bán các loại kim loại quý hoặc kim cương vàng vòng đều phải chấm dứt. Như thế 1/4 tổng số lượng dầu hỏa châu Âu nhập cảng từ Iran đã bị ngưng trệ. Do đó, Tehran đã rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế lần đầu tiên trong hơn 5 thập niên qua. Các trừng phạt khác có tính lâu dài hơn nữa, EU đã khuyến cáo Saudi Arabia tiếp tục khai thác tăng lên 2 triệu thùng mỗi ngày để lấp vào khoảng trống ấy, đồng thời gây tác hại lâu dài đến nền kinh tế Iran.


 


Trong một cuộc họp chính thức tại Brussels, các ngoại trưỡng EU đã kêu gọi những nước Á châu hổ trợ cho quyết định cấm vận Iran. Đáp lại lời kêu gọi nầy Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 nước Á châu đi tiên phong trong trận chiến cấm vận Iran. Ngoại trừ Trung quốc phản đối và Ấn độ cho đến giờ nầy vẫn còn lưng chừng. 


 


Đứng trước trận chiến không tuyên chiến, Iran đang nằm trong hồ lô của khối Âu châu. Có thể Iran nếu muốn thoát ra làn sóng khủng hoảng, họ sẽ tăng giá dầu để bù đắp thu nhập. Nhưng câu hỏi lớn tăng ở mức độ nào có thể chấp nhận được và thời gian kéo dài lâu hay mau? Đồng thời liệu rằng Iran sẽ “dựa lưng nỗi chết” vào Trung quốc và Nga sô dưới hình thức và điều kiện nào để tồn tại?.  Ấy là những nhân tố chưa thể đo lường được ở mức độ thời gian. Do đó, đòn bẩy mang tính tuyệt vọng mà Iran đưa ra để hóa giải lệnh cấm vận nầy là phong tỏa eo biển Hormuz, kể cả việc thả thủy lôi. Nếu đây là quyết định cuối cùng của Tehran, thìø chính quyết định nầy sẽ đưa đất nước Iran trở nên thời kỳ đồ đá. Tuy nhiên, xét cho cùng đo cho kỹ, kịch bản Hormuz chưa đủ trọng lượng và khả năng để họ có thể uy hiếp, khi chiến hạm của Anh, Pháp và Đệ Ngũ Hạm Đội của Hoa Kỳ tiến về vịnh Hormuz.  Điều rõ hơn, việc Terhan đòi phong tỏa eo biển Hormuz chỉ là đòn rung cây nhát khỉ không thể hù dọa được Hoa Kỳ hay các nước châu Âu. Hơn ai hết, sỡ dĩ Hoa Kỳ, Do thái và châu Âu chưa xử dụng vũ lực với Iran, vì họ tin rằng sự trừng phạt về kinh tế cũng đủ cho Iran tuân theo quyết định của Liên Hiệp Quốc, chấm dứt chương trình hạt nhân. Điều nầy đã được Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ, tướng Martin Dempsey cho biết:” Biện pháp cấm vận mà Mỹ và Tây phương áp dụng trên Iran đang có hiệu quả, nên chúng ta chưa cần xử dụng vũ lực”. Riêng Chủ tịch Hội đồng NATO Ander Fogh Rasmussen tuyên bố rằng NATO đứng ngoài tranh chấp Iran, tuy nhiên ông khuyến cáo lãnh đạo Iran nên tuân thủ các cam kết quốc tế. Lời tuyên bố hàng hai của Rasmussen chẳng khác nào mũi tên bắn đầu Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad.


 


Bây giờ đến lược Tổng thống Iran Ahmadinejad tuyên bố ” Tehran không cần bán dầu cho châu Âu, và hăm dọa rằng châu Âu sẽ bị đốt cháy bởi những giếng dầu Iran. Tuy nhiên, ngày hôm sau Tổng thống Ahmadinejad lại tuyên bố sẵn sàng đàm phán với các quốc gia Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga và Trung quốc về vấn đề hạt nhân. Đây chính là thái độ của kẻ yếu. Yếu từ nguyên tắc lãnh đạo cho đến chiến lược ngoại giao không lượng sức mình. Bởi, từ cứng rắn đi đến ôn hòa, tự nó đã xuống thang và chứng tỏ thế yếu của Iran sau khi Hoa kỳ và Âu châu cấm vận. Một hiện tượng khác cho thấy người lãnh đạo Iran thiếu tiên liệu, khi luật cấm vận của Âu châu đưa ra, người dân Iran đã phải chen lấn giẫm đạp lên nhau trước ngân hàng rút tiền mua dollar và vàng, đến nỗi cảnh sát Iran phải dùng đến lựu đạn cay giải tán nhưng vẫn thất vọng. Thế thì từ chỗ bao vây kinh tế và cấm vận của Âu châu, mọi người chờ đợi một cuộc chiến có xảy ra giữa Hoa Kỳ, Do Thái, Âu Châu (NATO) với Iran hay không?





Trước khi đi tới câu trả lời chúng ta thử bàn đến yếu tố chung quanh:


 


1, Nguồn tin có trọng lượng trước đây cho biết, vì những lời tuyên bố của Iran trong việc đòi phong tỏa Hozmus, Hoa Kỳ và Do Thái dự trù sẽ tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran vào đầu năm, tức là vào tuần lễ thứ nhất của năm 2012. Hay đúng hơn Hoa Kỳ, Do Thái và Âu châu sẽ tiêu diệt toàn bộ quân lực và cơ cấu lãnh đạo Iran, thay thế những phần tử thân Tây phương thuộc hậu duệ của vua Shah. Tuy nhiên, quyết định trên được trì hoản do 2 lý do:


 


a, Chờ đợi kết quả của việc cấm vận Iran.


 


b, Tổng thống Obama đã gửi tối hậu thư đến lãnh đạo Hồi giáo Iran cảnh cáo về hành động của Iran, nếu không chấm dứt theo đuổi chương trình hạt nhân sẽ nhận lãnh hậu quả, và Hoa Kỳ sẽ không cho phép những hành động gây hấn tiếp tục. Mục đích của lá thư nầy là tạo cho Iran một cơ hội cuối cùng và cánh cửa để Iran gia nhập cộng đồng thế giới. Ngược bằng Iran vẫn cứng rắn, Hoa kỳ sẽ cùng cộng đồng thế giới dùng biện pháp quân sự khống chế tham vọng hạt nhân của Iran. Ngoài ra, hành động gửi tối hậu thư cho Iran còn nói cho thế giới biết rằng Hoa Kỳ không phải là nước “ỷ mạnh hiếp yếu” và kẻ gây chiến không ai khác hơn là Iran.


 


c, Yếu tố Nga sô và Trung quốc: Hiện nay trên thế giới có lẽ chỉ có Nga sô và Trung quốc là nước lên tiếng ủng hộ Iran. Tuy nhiên, cả Nga sô lẫn Trung quốc sẽ không vì Iran mà dám chống lại cộng đồng thế giới. Hơn nữa, về dầu hỏa Iran không thể là quốc gia có đủ dầu hỏa để cung cấp cho Trung quốc và Nga sô cùng một lúc. Về kinh tế Âu châu và Mỹ là 2 thị trường quyết định sự sống còn của Trung quốc. Cho nên, cả 2 sẽ không dại gì mà đối đầu trực tiếp với sức mạnh khổng lồ ấy.


 


d, Trong quá khứ Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad thích dùng những danh từ dao to búa lớn để hù dọa Hoa Kỳ, Do Thái và những nước châu Âu, kể cả những lời nhục mạ dân tộc Do Thái và đòi xóa bỏ bản đồ Jerusalem. Trước đây vào ngày 16/5 1998 Chiến hạm USS Samuel B. Roberts của Hoa Kỳ trúng thủy lôi của Iran bị hư hại nhẹ. Hoa Kỳ lập tức trả đũa qua chiến dịch Operation Praying Mantris, chỉ trong thời gian 7 tiếng đồng hồ Hoa Kỳ đã đánh chìm 2 chiến hạm lớn của Iran và thiệt hại 1 chiến hạm khác hạng trung, cùng 8 tàu nhỏ thuộc loại cao tốc. Từ đó khi lãnh đạo Iran nhận thức được sức mạnh Hoa Kỳ nên họ đã tịnh khẩu một thời gian. Tiếp theo, trong chiến tranh Iraq, Iran đã chuyển vũ khí và phản lực sang Syria dùng để hổ trợ cho Syria gây khó khăn cho quân đội Hoa Kỳ tại Trung Đông. Lập tức Ngũ Giác Đài đã bật đèn xanh cho Do Thái xạ kích Syria tiêu diệt toàn bộ phi trường, máy bay chiến đấu cũng như vũ khí Iran tiếp tế cho Syria chỉ trong 2 ngày.


 


Từ những yếu tố trên chúng ta thấy về lâu dài Iran khó có thể đương đầu với cuộc khủng hoảng kinh tế do việc cấm vận gây nên. Riêng về việc phong tỏa eo biển Hormuz thì Iran không đủ khả năng để làm việc đội đá vá trời. Như thế, nếu Iran muốn tồn tại điều duy nhất phải hủy bỏ chương trình hạt nhân. Ngược bằng, Tổng Thống Ahmadinejad vẫn tiếp tục duy trì khuynh hướng hiếu chiến và đi ngược lại tinh thần Liên Hiệp Quốc, thì cho dù Tổng thống thuộc đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa, cũng chỉ có giải pháp quân sự là con đường duy nhất giải quyết mọi bất đồng./.


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Xung Đột Mỹ- Nga (18-01-2012)
    Đến đây rồi ở lại đây, bao giờ bén rể xanh cây “cũng chẳng về”. (13-12-2011)
    Yếu Tố Tất Yếu Của Hoa Kỳ Tại Châu Á Thái Bình Dương (13-11-2011)
    Ảnh hưởng kích cầu và những thách thức cho nền kinh tế Việt Nam (10-10-2011)
    Những Thử Thách Có Thể Liên Quan Đến Hệ Thống Ngân Hàng Việt Nam (18-09-2011)
    Voice & Vote (14-07-2011)
    Mission Accomplished? (09-06-2011)
    Ngã rẽ mới trong chủ thuyết Obama (25-05-2011)
    Lá thư chủ nhiệm (12-05-2011)
    Thử nhìn lại Dương Văn Minh Kẻ Có Công Hay Người Có Tội. (25-04-2011)
    Hành Lang Sau Cùng Của Gadhafi’s (08-04-2011)
    Vị trí Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Mỹ (08-03-2011)
    Những Cái Rất Vô Cùng Hay Điều Nghịch Lý Của Bắc Kinh  (01-03-2011)
    Wikileaks và quyền tự do thông tin (22-02-2011)
    Sự ma sát trên những hải trình biển Đông (12-01-2011)
    Sức bật cơ hữu và vận hội mới để chuyển mình cho Việt Nam (16-12-2010)
    Nội Lực Dân Tộc (16-12-2010)
    Đông Nam Á trước tầm nhìn chiến lược trong chủ thuyết Robert Gates (14-11-2010)
    Sự hỗn xược không thể tha thứ (12-11-2010)
    “Từ độ mang gươm đi mở cửa . . . (12-10-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152768640.